• Đầu tiên, chúng tôi xin bật mí về cụm từ DAAD. Nhắc đến du học nước Đức, hẳn đôi lần bạn đã nghe đến tổ chức DAAD. Vậy thì ý nghĩa của tổ chức này là gì? 

- DAAD viết tắt của cụm từ Deutscher Akademischer Austauschdienst, dịch sang tiếng Anh có nghĩa là German Academic Exchange Service và tiếng Việt thì có tên trang trọng là Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức, tên bình dân học vụ thì gọi là Dịch vụ Trao đổi Học thuật Đức nghen. 


  • Vì sao ABS Education chọn tuyển sinh du học cho các Trường tại Đức? 

- Bởi vì Đức nổi tiếng với sự đa dạng, các giá trị hòa nhập cộng đồng phong phú và mức sống cao, đây là quốc gia được quốc tế công nhận là một trong những nơi tốt nhất để học tập, làm việc và sinh sống. Hơn nữa, hệ thống Giáo dục Đức cung cấp rất nhiều học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Là một nơi mà dân nhập cư đến du học để lập nghiệp, để thành công. Vì đây là đất nước có biểu tượng của niềm hy vọng, sự thành công, phát minh và đổi mới sáng tạo.




  • Nếu như bạn là một thí sinh đang cân nhắc giữa các điểm đến du học tại các nước Châu Âu, yêu thích du học tại Châu Âu mà chưa biết nên chọn apply du học ở nước nào. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về nước Đức dành cho bạn đó, cho dù bạn có quan tâm hay yêu thích đất nước này hay không, hãy cùng chúng tôi check xem Đức có xứng đáng là một lựa chọn du học của bạn hay không nhé! 

💱 TIỀN TỆ

- Đồng Euro là tiền tệ chính thức của nước Đức.


🔡 NGÔN NGỮ 🔠

- Tiếng Đức và tiếng Anh. Người bản xứ chắc chắn nói tiếng Đức, nhưng người nước ngoài đến Đức sinh sống hay là du học thì chủ yếu vẫn giao tiếp thoải mái bằng tiếng Anh với người Đức, bạn hoàn toàn có thể học chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh 100% nhen! 😊


🏙️ NHỊP SỐNG 🌅

- Nhìn chung, cuộc sống ở Đức cũng khá bận rộn chứ không có “chill” đâu, nhưng đến Đức thì bạn sẽ thấy mọi người trông có vẻ thật là tĩnh lặng và bình yên, do người Đức thích im lặng, trật tự. 

🥏 NGƯỜI ĐỨC YÊU THÍCH CÁC QUY TẮC 

- Người Đức cực kỳ yêu thích quy tắc, họ là một dân tộc có luật thành văn và luật bất thành văn về sự tuân thủ, từ những hành động nhỏ bé hàng ngày của bạn như tuân thủ đèn giao thông khi băng qua đường...v.v.. Nếu như bạn không muốn bị la mắng, hoặc là nhận lại ánh mắt “khinh thường” của người Đức, hãy cố gắng đừng sai phạm nhiều ở nơi công cộng nha! 

💯 QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ⭐

- Người lao động có năng lực và sở trường đặc biệt khi làm việc tại Đức, thì tất nhiên luôn được đánh giá cao và được đãi ngộ khá nhiều. Có một sự thật thú vị là người Đức rất trọng dụng người Mỹ, và thích làm việc với nhân sự cấp cao đến từ nước Mỹ (có lẽ vì vậy mà nước Đức đã sử dụng tiếng Anh tương đương với ngôn ngữ chính thức chăng 😉).
- Ngoài ra, nếu bạn là nhân viên người nước ngoài đi làm chính thức tại Đức sau khi bạn đã tốt nghiệp, Người sử dụng lao động (Chủ của bạn) cùng rất nhiều Tổ chức Công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi cho bạn (Người lao động). Văn hóa làm việc ở Đức chính là nhân viên sẽ không bị lợi dụng và không bị thương hại bởi một người chủ xấu tính.

💇‍♀️ DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 👩‍💻

- Người Đức có thói quen là không cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc cho lắm đâu nhé, ít nhất là họ làm dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt bằng ở Mỹ và Canada, do đó khi bạn muốn complaint dịch vụ khách hàng tại Đức, bạn nên hiểu rằng câu slogan “Khách hàng là Thượng đế” sẽ không “works” ở đây. 😅

🎴 NỘI THẤT CĂN HỘ 

- Nếu như bạn đã quen với việc mỗi lần chuyển qua căn hộ mới, phòng trọ mới thì ở đó đã có sẵn cho bạn 1 cái tủ, 1 cái bếp, 1 cái bồn rửa mặt trong phòng tắm... hay là đã có sẵn 1 cái tủ quần áo, 1 khung giường… thì ở Đức, bạn hãy quên điều đó đi nhé. 🤣 

- Một căn hộ, một căn phòng mới ở Đức có khi còn chẳng có đèn sẵn cho bạn, chứ đừng nói tới các loại nội thất căn bản khác, mà đây gọi là văn hóa đó giờ của nước họ rồi. Vì vậy, việc bạn nên làm chính là "click to buy" 🛍️ nhanh nhanh những món nội thất lắp ráp tiện lợi, dễ dàng lắp và treo lên tường mà không cần phải khoan, hay đục tường / trần / sàn nhà... 

- Các sản phẩm nội thất này, giá thành rẻ, đã bán rất nhiều trên các App mua sắm phổ biến tại Đức & Châu Âu (như app TEMU chẳng hạn 😉) . Còn nếu như bạn thích lựa và mua đồ tại chỗ, thì bạn cũng có thể đi lựa nội thất đã qua sử dụng (đồ used) ở các cửa hàng thanh lý đồ nội thất cũ 🛒 . Nói chung là bạn hãy tự thân sắm đồ nội thất trước khi qua nhận chỗ ở mới nhé! 😍

🚉 DỊCH VỤ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 

- Phương tiện giao thông công cộng được sử dụng rộng rãi tại Đức là xe bus và xe lửa. Giao thông công cộng ở Đức vận hành siêu đúng giờ, mỗi trạm dừng của ga tàu được décor mỗi style khác nhau (bạn nhớ chụp hình check-in nhiều lên nha 📸), ga và trên khoang tàu thì luôn được dọn dẹp sạch sẽ mỗi ngày và mọi người rất là trật tự.

🚵‍♂️🌳 THÀNH PHỐ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG ♻️

- Đường sá ở Đức đặc biệt thân thiện với người đi bộ, và thân thiện với... xe đạp. Khi bạn chuyển đến một thành phố mới, phương tiện di chuyển rẻ nhất mà bạn có thể thuê (mua) chính là xe đạp. Hầu hết các con đường đều có làn đường được thiết kế đặc biệt dành cho xe đạp và bạn sẽ thấy người ta đi xe đạp ở khắp mọi nơi.

🗄️TÁI CHẾ

- Đức là một quốc gia thân thiện với môi trường, cho nên là đến học tập và sinh sống tại đây bạn sẽ thấy các thùng đặc biệt dành cho tất cả các loại rác. Vì vậy, ngoài đi học và đi làm thêm ra thì mỗi khi có chút thời gian cụ thể, bạn nên trau dồi một số kỹ năng tái chế đồ used (đồ đã qua sử dụng) của mình một chút nha. 

🗓️ CHỦ NHẬT LÀ ĐỂ NGHỈ NGƠI 

- Đúng! Chủ Nhật thì nước nào cũng được nghỉ mà, tuy nhiên, ở Đức thì off ngày Chủ Nhật theo đúng nghĩa đen chính là KHÔNG có bất cứ một cửa hàng nào hoạt động luôn đó (tất nhiên trừ dịch vụ công như Đồn cảnh sát và Bệnh viện ra) 😅 . Là sinh viên quốc tế đến từ các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ hay là Ấn Độ… nếu như không ai nói cho các bạn biết "fun fact" này thì hầu hết các du học sinh mới đến đều hơi bị "sốc văn hóa" 🤣 khi mà Chủ Nhật bước ra đường không mua được bất cứ thứ gì, muốn mua một ổ bánh mì cũng không ai bán. 

- Theo văn hóa ngày nghỉ cuối tuần của nước Đức, từ tối thứ 7 tuần này cho đến sáng thứ 2 tuần tới thì người ta chỉ ở nhà uống bia, chơi thể thao và giải trí thôi, chứ chẳng có ai mở cửa hàng buôn bán luôn đó 😄. Do đó, hãy tranh thủ đi shopping mua mọi nhu yếu phẩm, thức ăn như bánh trái, thịt, sữa... cho bản thân bạn vào thứ 7 hàng tuần cho chắc ăn. Nếu sợ quên thì set lịch cố định rủ rê mấy người bạn ở cùng phòng, hoặc là mấy người bạn cùng lớp đi mua đồ chung nha. 🥰

🥨 THỨC ĂN NGON 🥩

- Mọi người đến Đức với mong muốn được ăn thử nhiều loại xúc xích xông khói, thịt xông khói. Đừng lo thiếu đồ ăn! Ở Đức có nhiều loại thực phẩm, từ thịt đến các món tráng miệng, bánh mì, các loại bánh nướng…v.v… bạn sẽ có cơ hội được thử nhiều món ăn thơm ngon và nguyên liệu độc đáo khác nhau.

🍻 BIA NGON 😋

- Viên ngọc quý của nước Đức chính là bia. Mọi người đều biết điều đó và mọi người đều mong đợi những tiêu chuẩn cao nhất cho sản phẩm hảo hạng này. Bia được ủ tốt hơn và có nhiều lựa chọn rất phong phú. Vì vậy, bạn sẽ được thử những hương vị bia tuyệt vời và nó sẽ không quá đắt tại Đức.


  • Những thành phố tốt nhất dành cho du học sinh gồm những nơi nào?
- Stuttgart, Frankfurt, Köln, München, Hamburg, Darmstadt.
- Đức là một đất nước rộng lớn và mỗi thành phố đều có cơ sở hạ tầng, nhịp sống và những cơ hội phát triển cũng như thăng tiến rất riêng biệt. 
- Vì vậy, nếu như bạn vẫn chưa chọn được nơi ăn ở và trường học tại Đức, bạn biết rằng gia đình bạn có ngân sách chu cấp tự túc cho bạn khá eo hẹp, hay là dự kiến bạn sẽ chưa kiếm được nhiều tiền trong vài tháng (vài năm) đầu tiên ở Đức, lời khuyên của chúng tôi chính là bạn nên chuyển đến để học và sống tại các thành phố chúng tôi nêu trên, thay vì chọn du học và chỗ trọ ở ngay tại thủ đô Berlin bởi vì chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ.


  • Bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho sinh viên
- Nói một cách đơn giản, không chỉ ở Đức, mà tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài rất đắt đỏ. Trong khi một số Trường Đại học có thể yêu cầu sinh viên đóng BHYT công, nhiều Trường khác cũng có thể cung cấp cho sinh viên của mình Bảo hiểm tư nhân. Thông thường, sẽ có một mức bảo hiểm tối thiểu được nhà trường đóng cho bạn, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra điều đó.

Về BHYT tư nhân

- Rất nhiều bảo hiểm tư nhân được công nhận ở Đức cho các bộ phận chăm sóc sức khỏe khác nhau, với chi phí bảo hiểm rẻ hơn nhiều, mang lại nhiều lợi ích hơn và dễ dàng sử dụng hơn dành cho sinh viên. Nếu bảo hiểm tư nhân thực sự hấp dẫn bạn, cứ liên hệ và mua một gói cho bản thân trong khả năng chi trả, và quan trọng nhất là đừng quên thông báo cho nhà trường nha. 🙂

Bảo hiểm công và bảo hiểm tư, sinh viên nên chọn cái nào thì sẽ tốt hơn?

- Nếu được lựa chọn, chúng tôi khuyên các bạn nên chọn đóng Bảo hiểm (BHYT) công cộng, với mức trợ cấp hứa hẹn phạm vi bảo hiểm rộng nhất và được công nhận không chỉ ở Đức mà còn trên toàn Liên minh Châu Âu.




  • Quyền làm thêm của sinh viên quốc tế khi du học tại Đức

 1. Du học sinh được làm thêm từ 120 - 240 ngày/năm, số giờ làm phụ thuộc vào tỷ lệ việc làm cao hay thấp giữa các thành phố. Có nghĩa là, nếu như Trường của bạn nằm trong khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng số giờ làm tối đa của bạn sẽ là 120 ngày/năm. Trái với một khu vực (thành phố) có tỷ lệ thất nghiệp cực thấp và đang cần thêm rất nhiều nhân lực, thì số giờ làm của bạn có thể lên đến 240 ngày/năm.

 2. Sinh viên sẽ được cấp giấy phép làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong suốt thời gian đi học. Và được phép làm toàn thời gian (full-time) trong kỳ nghỉ.

 3. Để được đi làm part-time hay full-time holidays tại Đức khi bạn đang là một sinh viên, bạn cần xin Giấy phép lao động từ Agentur für Arbeit (Cơ quan Việc làm Liên bang) Cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài, giấy phép sẽ có thông tin chi tiết về giới hạn công việc tối đa mà 1 sinh viên có thể đảm nhận. Xin giấy phép để đi làm thêm tại Đức là một bước thể hiện bạn tôn trọng Luật Liên bang của họ, nếu như bạn cố tình coi thường, bạn có thể bị trục xuất khỏi Đức ngay và luôn. Nhớ bảo trọng và tuân thủ quy tắc tại Đức nha! 😉

 4. Lưu ý nè 🙂 các bạn nào đăng ký khóa học tiếng Đức, hay là một khóa học dự bị bất kỳ thì các quy định về làm thêm sẽ chặt chẽ hơn. Tức là, thay vì được "tự do tung hoành" làm thêm như các bạn đã nhập học các khóa học nghề chuyên ngành, thì các bạn đang học tiếng (học lớp dự bị) chỉ được phép làm việc trong thời gian có lịch học trống và chỉ khi được Cơ quan nước ngoài cho phép thôi nha. 

 5. Sinh viên có đóng thuế khi đi làm thêm hay không?
Có nha! 😚 Sinh viên có thu nhập làm thêm dưới 450 Euro/tháng (làm thêm dưới 50 ngày/năm) thì không cần phải đóng bất cứ khoản thuế/đóng góp an sinh xã hội nào hết. Nếu như làm việc nhiều hơn giới hạn này sẽ yêu cầu bạn phải trả BHYT thất nghiệp cũng như bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng cho họ. (note: họ ở đây có nghĩa là => người Đức)

  • Các loại công việc dành cho sinh viên & du học sinh tại Đức
- Nhóm ngành dịch vụ ăn uống: Food runner/Waiter/Waitress/Hostess/Banquet services…
- Gia sư dạy tiếng, gia sư Toán Lý Hóa... 
- Sản xuất/Trợ lý sản xuất công nghiệp
- Các công việc part time tại khuôn viên nhà trường. Ví dụ như: thủ thư, giám sát, hỗ trợ các Giáo sư chuẩn bị các tài liệu nghiên cứu, các bản sao tài liệu giảng dạy…v.v…

  • Giấy phép định cư Đức dành cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại các Trường Đại học Đức
- Để đủ điều kiện, bạn phải tốt nghiệp tại một cơ sở Giáo dục Đại học của Đức, hoặc tốt nghiệp tại Trường nghề (Viện Đào tạo nghề) hoặc một Tổ chức Giáo dục tương đương Đại học được tiểu bang phê duyệt.
- Làm việc 2 năm tại Đức sau khi tốt nghiệp, công việc phải phù hợp với trình độ học vấn của bạn.
- Có giấy phép cư trú, tự kinh doanh hoặc thẻ xanh Châu Âu, trong toàn bộ 2 năm làm việc bạn có trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí cho họ. (note: họ ở đây có nghĩa là => người Đức)

  • Giấy tờ xin giấy phép định cư Đức gồm có những gì?
  1. Điền và nộp form Antrag auf Erteilung der Niederlassungserlaubnis
  2. Hộ chiếu & Giấy tờ nhân thân nói chung
  3. Giấy phép cư trú, hợp đồng thuê nhà (thuê phòng trọ), thư đăng ký địa chỉ Meldebestätigung
  4. Chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1
  5. Bằng tốt nghiệp tại Đức & tất cả các Văn bằng, chứng chỉ nói chung
  6. Hợp đồng lao động
  7. Bằng chứng v/v đóng bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế
  8. Bằng chứng về công việc tự do của bạn (nếu có thì bổ sung)
  9. Bằng chứng về việc làm hiện tại; hoặc công việc mà bạn đang tự kinh doanh

👷‍♂️ 👨‍🏭 NẾU BẠN ĐI LÀM CHO CÔNG TY TẠI ĐỨC, CHECKLIST GIẤY TỜ XIN ĐỊNH CƯ SẼ BAO GỒM:
  1. Lệ phí xin giấy phép định cư cho người đi làm là 135 Euro
  2. Hợp đồng lao động 
  3. Sao kê tài khoản nhận lương 06 tháng gần nhất
  4. Phiếu lương
  5. Giấy chứng nhận việc làm được cấp trong 02 tuần gần nhất

🕴️🌞 NẾU BẠN TỰ KINH DOANH TẠI ĐỨC, CHECKLIST GIẤY TỜ XIN ĐỊNH CƯ SẼ BAO GỒM:
  1. Lệ phí xin giấy phép định cư cho người tự kinh doanh là 200 Euro
  2. Đăng ký thương mại tại Đức
  3. Báo cáo kiểm toán phải được thực hiện bởi chuyên gia tư vấn thuế / kế toán viên tại Đức 
  4. Thông báo thuế mới nhất tại Đức
  5. Tất cả bằng chứng về không gian làm việc hiện có của bạn tại Đức (Co-working space / Officetel / Condo / Shophouse / Warehouse...v.v..)
  6. Hợp đồng tiền thuê không gian làm việc hàng tháng tại Đức (đối với tài sản cho thuê)
  7. Hợp đồng mua bán tại Đức (đối với tài sản sở hữu)


Chúng tôi vừa chia sẻ một loạt các thông tin quan trọng về cuộc sống nước Đức, chuyên mục dành cho sinh viên quốc tế cùng những cơ hội lập nghiệp, định cư tại Đức vô cùng hấp dẫn. Hy vọng bài viết này hữu ích! 🙏


Nếu như bạn yêu thích du học tại Đức, và có mong muốn tìm hiểu thêm về hệ thống Giáo dục Đức, học phí dành cho sinh viên quốc tế cùng những học bổng của các Trường.
🌟 Xin vui lòng liên hệ đội ngũ ABS để biết thêm thông tin chi tiết về học bổng du học Đức, hình thức apply hồ sơ du học Đức và được chúng tôi hỗ trợ tư vấn kỹ hơn nha! 💖

Last modified: Sunday, 14 April 2024, 6:41 PM